NGÀNH SUPPLY CHAIN TẠI CANADA – REVIEW

Ngành Supply Chain tại Canada

Giới thiệu chung

Supply Chain là một trong những lựa chọn hàng đầu được nhiều bạn du học sinh tin tưởng, tuy nhiên khái niệm về ngành nghề này vẫn còn hơi mới mẻ đúng không? Ở Việt Nam, đây đều những nhóm ngành rất truyền thống với nhiều tên gọi “giản dị” như Giao Thông Vận Tải, Xuất Nhập Khẩu, Kinh Tế Đối Ngoại… Vậy Supply Chain và Logistics cụ thể là gì, có gì hay ho ở trong nhóm ngành đó? 🚜🚜

Ngành Supply Chain tại Canada
Ngành Supply Chain tại Canada

📣 Định nghĩa chung về Supply Chain:

Mặc dù sẽ hơi “fancy” 1 chút nếu các bạn dịch thẳng từ tiếng Anh ra – “Quản Lý Chuỗi Cung Ứng”, tuy nhiên thực tế Supply Chain không hề khó hiểu 1 chút nào.
Có 2 thành tố căn bản trong Supply Chain:

👉 Supply: Cung ứng – dựa vào Demand (nhu cầu) người mua sản phẩm để từ đó điều tiết việc sản xuất hàng hóa sao cho phù hợp

👉 Chain: Chuỗi – là chuỗi các bộ phận, đối tác trong quá trình vận chuyển sản phẩm đến tay người tiêu dùng, từ bộ phận nhập nguyên liệu thô, lắp ráp, đóng gói thành sản phẩm hoàn chỉnh, rồi đem sản phẩm tới các kênh phân phối bán lẻ bán sỉ để người tiêu dùng có thể mua được.

🍄🍄🍄 Tóm lại, Supply Chain là quá trình công ty quản lí dựa vào nhu cầu khách hàng, sản xuất ra khối lượng sản phẩm phù hợp, điều tiết các bộ phận sản xuất, vận chuyển, bán lẻ, bán buôn, đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, đồng thời liên tục chọn lọc, tìm kiếm đối tác mới, giúp mở rộng và vững chắc hơn chuỗi liên kết sản xuất (chain) cho công ty, vân vân và mây mây 🚛🚛

Trong Supply Chain sẽ bao gồm Logistics và Warehouse.

👉 Logistics: Bao gồm transportation (domestic/international), import/export procedure, liên quan đến customs, freight, document…🚙🚜🚂🛩🛳

👉 Warehouse: Bao gồm những công việc liên quan đến quản lí, lưu trữ hàng hóa, tính toán nhu cầu khách hàng và số lượng sản phẩm sản xuất sao cho phù hợp.
Khác với các chuyên ngành khác như Marketing, PR, Sales… vốn thiên về làm business – các quá trình “phía trước”, Supply Chain thiên nhiều về quá trình “phía sau”, hậu cần, sản xuất, phù hợp hơn với những bạn có xu hướng hướng nội, tỉ mẩn, thích tính toán, quản lí, quán xuyến công việc khoa học.🔎🔎

Ngành Supply Chain tại Canada
Ngành Supply Chain tại Canada

Đặt lịch tư vấn ngay tại đây nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về du học

📣 Chương trình học:

Supply Chain được giảng dạy tại hầu hết các trường cao đẳng và đại học tại Canada. Về cơ bản, cũng như các ngành kinh tế khác, hầu hết sinh viên kì 1 kì 2 đều phải học qua những môn cơ bản trong kinh tế, như HR, Accounting, Marketing, International Business… rồi dần dần học chuyên sâu hơn về Supply Chain, như là quản lý nguồn cung, quản lí nguyên vật liệu, thủ tục hải quan, giám sát chất lượng hàng hóa, lên kế hoạch sản xuất, đàm phán đối tác…
Mặc dù nghe phức tạp như vậy, tuy nhiên, thực tế học Supply Chain không đến mức quá khó. Hầu hết những khái niệm và công thức tính toán khối lượng hàng hóa đều dễ hiểu.🤓🤓🤓 Cái khó ở đây có lẽ nằm ở việc khi giải quyết các case mà không có đủ dữ liệu, phải tự dự đoán và giải thích với giáo viên tại sao mình dự đoán như thế, có hợp lí và sát với thực tế không. Hình thức bài tập của Supply Chain hầu hết là tính toán, giải case thực tế, viết báo cáo, sát với những gì bạn phải làm hàng ngày khi đi làm.

📣 Cơ hội nghề nghiệp:

Vì đặc thù liên quan đến việc quản lí vận chuyển hàng hóa, sinh viên tốt nghiệp ngành supply thường sẽ dễ xin việc ở những thành phố lớn, có nhiều công xưởng, cảng biển, như Toronto, Hamilton ⚓️⚓️ hoặc các tỉnh như Alberta, British Columbia… Hầu hết các công ty ít nhiều đều có các hoạt động liên quan đến quản lí vận chuyển hàng hóa, tùy qui mô và chuyên ngành kinh doanh mà các công ty thường gộp bộ phận quản lí và vận chuyển hàng hóa với các bộ phận khác, tuy nhiên không phải vì thế mà cơ hội việc làm của ngành này sẽ bị giảm đi.
Một số chức vụ phổ biến trong ngành Supply Chain có thể kể đến như:
🔸Logistics Clerk: Thư kí hậu cần
🔸Importer/Exporter: Xuất nhập khẩu
🔸Third Party Logistics Sales Coordinator: Quản lý bán hàng bên thứ 3
🔸Purchasing and Sourcing Coordinator: Quản lý mua hàng và nguồn cung
🔸Retail and Category Coordinator: Quản lý danh mục nhà bán lẻ
🔸Warehouse Coordinator: Quản lý kho bãi
🔸Customs broker: Nhân viên làm thủ tục hải quan.

Career path trong Supply Chain bắt đầu từ các vị trí nhỏ, vị trí trợ lý như purchasing/procurement associate, hay logistic analyst/coordinator, sau một thời gian có thể lên supervisor hoặc manager.💪 Mức lương trung bình của ngành Supply Chain thuộc tầm trung, khoảng 43,000 CAD 1 năm (http://neuvoo.ca/salary/?job=logistics), cũng tương đương các ngành business khác.

Một lưu ý khác đối với các bạn có nhu cầu định cư đó là chỉ có một số nhóm ngành trong Supply Chain thuộc NOC B trở lên, ví dụ như Customs broker, Purchasing agent, hầu hết đều phải lên đến quản lí, các chức vụ trợ lí nhỏ hơn như Shipper, Receiver, Storekeeper, Production Locistics Co-ordinator… thì thuộc NOC C, do đó có thể hơi khó khăn hơn trong việc tìm việc thuộc danh sách định cư sau này.

 

Ngành Supply Chain tại Canada
Ngành Supply Chain tại Canada