NGÀNH FINANCE TẠI CANADA – REVIEW

Ngành Finance ở Canada - Review - du học định cư Canada - FX International

Nhắc đến Canada là chúng ta nhắc đến đất nước với rừng lá phong đỏ thắm, thiên nhiên hùng vĩ mênh mông, con người thân thiện lịch sự, đồng thời cũng là một trong những nền giáo dục hàng đầu thế giới. Bên cạnh những chuyên ngành nổi tiếng như Y tế, Vận tải, Hàng không vũ trụ, Công nghệ sinh học, Kỹ thuật, Canada cũng là nước dẫn đầu về đào tạo khối ngành Kế toán, Tài chính. Theo Bảng xếp hạng 100 trường đại học hàng đầu trên thế giới 2015 của QS World University Rankings, ngành Finance tại Canada chỉ xếp sau các cường quốc Anh, Mỹ, Úc.

Chương trình học ngành Finance tại Canada:

Nhắc đến các trường đào tạo chuyên ngành Finance nổi tiếng, có thể kể đến: University of Toronto, York University, McGill University, University of Alberta, Ryerson University, Kingston University hoặc một số các trường cao đẳng cung cấp các chứng chỉ về ngành Finance như Seneca College, George Brown College, Conestoga College, Vancouver Island University,…

Ngành Finance tại Canada đòi hỏi các bạn du học sinh phải giỏi tính toán và đam mê phân tích số liệu, hứng thú với việc nghiên cứu các giao dịch lên xuống và thật sự tỉ mỉ, cẩn thận trong từng bước phân tích và hoạch định chiến lược. Một số nhánh chính trong ngành Finance tại Canada bao gồm:

1. Corporate Finance:

Ngành này liên quan đặc biệt đến bảo đảm tài chính doanh nghiệp hay các tập đoàn lớn, nhỏ. Hầu hết các công ty lớn đều có một bộ phận tài chính chuyên biệt để quản lý vấn đề này. Trong ngành này có các đầu công việc với tên gọi cực hay, có thể kể đến:

  • Financial Planning & Analysis: ở vị trí này, du học sinh cần phải có chuyên môn về việc lên ngân sách (budgeting), tính toán revenue, dự tính các income and cash flows (expense forecasting, cost of capital)..cho doanh nghiệp mà bạn đang làm. Vị trí này cực kỳ quan trọng, bởi các quyết định của bạn gây ảnh hưởng trực tiếp đến cổ phiếu của công ty và các shares giữa những người đứng đầu. Các quyết định từ phía Ban Giám Đốc, Hội đồng quản trị cần phải được thông qua kỹ lưỡng để đảm bảo lợi nhuận thu lại được cho công ty.
  • Internal Audit: Bạn sẽ làm kiểm toán cho Doanh nghiệp bạn đang làm, liên quan đến những vấn đề như flowchart and control analysis, risk evaluation and management, governance processes. Internal Audit có thể được coi là người bảo vệ các giá trị của Doanh nghiệp, cần phải có mắt nhìn nhận định chiến lược và khả năng nhìn ra các rủi ro thách thức. Internal Audit sẽ càng đặc biệt hơn nếu bạn có được chứng chỉ hành nghề bởi đầu công việc này còn thiếu nhiều nhân lực.
  • Corporate Accounting: Vị trí này bao gồm việc quản lý sổ sách và các báo cáo tài chính, bao gồm cả kế toán chi phí (cost accounting). Ngành này có thể vạch ra career path cực kỳ tuyệt vời cho bạn, kể cả khi bạn không có nhiều bằng cấp.

2. Investment:

Nếu bạn từng xem phim “The Wolf of Wall Street” và mong muốn được đi trên phố Wall một lần, đây chính là cơ hội dành cho bạn. Du học sinh chủ yếu được học về đầu tư chứng khoán như cổ phiếu (stocks), trái phiếu (bond), ETF, niêm yết và các giao dịch chứng khoán. Cơ hội vàng cho các bạn có đam mê kinh doanh, nghiên cứu số liệu.

Ngành Finance ở Canada - Review - du học định cư Canada - FX International
Con phố Wall hào hoa trong biết bao thước phim điện ảnh Hollywood
  • Sales and Trading: Du học sinh được ủy quyền bởi khách hàng, thực hiện các giao dịch chứng khoán hoặc là bán chứng khoán cũng như các gói sản phẩm liên quan đến mua bán chứng khoán cho khách hàng. Mách nhỏ nhé, lương của một người làm nghề này sẽ dao động ở mức $83.000 – $85.000/ năm.
    Equity Research: Thay vì ra mặt giao dịch, du học sinh sẽ tập trung vào nghiên cứu các công ty đã lên sàn và cổ phần hóa, thông qua các số liệu trên báo cáo tài chính hàng năm và tư vấn khách hàng liên quan đến việc mua bán các giá trị tài sản.
  • Capital Markets: Capital Market bao gồm hai mục đích. Một là bạn gây vốn cho các công ty qua việc phát hành trái phiếu và cổ phiếu ở những mức phát hành phù hợp nhằm tạo vốn chủ để vận hành đầu tư vào các dự án lớn. Hai là tạo ra một secondary market để thuận tiện cho việc giao dịch.
  • Investment Banking: Các học sinh chuyên ngành Accounting và Financing không còn xa lạ gì với thuật ngữ IPO. Ở vị trí này, du học sinh sẽ thay mặt ngân hàng đưa ra các lời khuyên cho các công ty tầm cỡ về những vấn đề như lên sàn giao dịch (Initial Public Offering) hoặc Mergers and Acquisition. Ngoài ra, du học sinh cũng cần phải phân tích lượng trái phiếu và cổ phiếu phù hợp mà công ty nên nắm giữ.. Nếu bạn có thể xin thực tập vào các investment bank lớn như Goldman Sách, JP Morgan, Morgan Stanley… thì cơ hội việc làm của bạn sẽ tăng cao gấp bội.

❗ Lưu ý rằng, các du học sinh đam mê đến Investment không thể bỏ qua Chartered Financial Analyst (CFA) – chứng chỉ được công nhận toàn cầu đến phân tích đầu tư. CFA là một thử thách cho các du học sinh mới tốt nghiệp ra trường và mới bắt đầu làm trong lĩnh vực finance, bởi bạn phải bỏ rất nhiều công sức ra để học, làm 3 bài kiểm tra trong khoảng thời gian 2 năm, yêu cầu kinh nghiệm đi làm 4 năm và hàng năm phải trả tiền phí hàng năm để duy trì “thẻ hội viên” trong hội CFA. Số tiền là $275/ năm!

  • Financial Planning: Lĩnh vực này đặc biệt liên quan đến việc chuyển hóa các cá nhân từ “tầng lớp nghèo” lên “tầng lớp giàu” và đưa ra lời khuyên về cách quản lý tiền bạc. Không ít một số lần chúng ta đi dọc subway và thấy cá tấm biển ghi “how to be debt free”,.. Quản lý tiền bạc có các cấp độ khác nhau: từ việc nên gửi tiết kiệm bao nhiêu, thời hạn thế nào, đến việc mua nhà trả góp ra sao để hiệu quả.. Đặc biệt chúng ta đều biết đến các financial advisor ở các ngân hàng như Scotiabank, RBC, CIBC,.khi họ vạch ra các kế hoạch tài chính khi về hưu, hoặc việc chi tiêu tài khoản của bạn sao cho hợp lý! Vâng, chính là họ!
  • Financial Advising: Các financial advisor sẽ phân tích định hướng của bạn, cũng như thói quen chi tiêu, các rủi ro dễ gặp để lập ra kế hoạch quản lý đồng tiền cho bạn. Trong một vài trường hợp đặc biệt, nếu cá nhân có net worth cao, họ phải nhờ đến đội ngũ financial advisor chuyên nghiệp (không phải một, mà là nhiều hơn một) để giúp khách hàng quản lý các mảng của tài chính (quản lý đầu tư, quản lý tiền tiết kiệm, kế hoạch lương hưu,…).
  • Investment Management (Asset Management): về mặt bản chất thì lĩnh vực này gần giống với investment banking FX đã nhắc đến ở trên, điều khác nhau duy nhất là bạn phải tương tác cực kỳ nhiều với tần suất cực kỳ lớn với khách hàng, và đặc biệt là ngành nghề này yêu cầu khả năng customer service cực đỉnh. Một số các “ông trùm” nếu bạn muốn thực tập cho họ có thể kể đến Vanguard, BlackRock, TD Asset Management Inc,….

❗ Một chứng chỉ khác cũng rất quan trọng đặc biệt liên quan đến Financial Planning là Certified Financial Planner (CFP). Những du học sinh sở hữu chứng chỉ CFP có thể giúp quản lý tài chính cho các cá nhân khác, ngoài ra còn tư vấn các mảng khác như mua bán bất động sản, hoạch định kế hoạch nghỉ hưu hoặc lập quỹ tiết kiệm.

3. Accounting:

Accounting và Finance thường thường sẽ song hành với nhau và liên quan mật thiết. Một số cơ hội ngành nghề có thể nhắc đến như consulting, tax,..
Tuy nhiên, điểm đặc biệt của các nhóm ngành Finance là bạn nên/ hoặc phải học thêm một số chứng chỉ. Các trường cao đẳng, Đại học và các khóa học online từ Harvard, hoặc Ivy Leagues luôn cung cấp các chương trình dạy training đặc biệt về một lĩnh vực mà bạn yêu thích. Ví dụ, H&R Block có khóa học 6 tháng về tax chuyên biệt mà không cần prerequisite requirement.

Ngành Finance ở Canada - Review - du học định cư Canada - FX International
Nhắc đến kế toán là nhắc đến những con số và tính toán

Cơ hội việc làm ngành Finance:

Một điểm mạnh của kế toán và tài chính đó là mặc dù đây không phải là ngành nghề “hot”, tuy nhiên cơ hội việc làm thì hầu như không thiếu vì tất cả công ty tại mọi tỉnh bang đều cần vị trí kế toán. Theo Chính phủ Canada, dự kiến trong giai đoạn 2015 – 2024, Canada sẽ cần thêm khoảng hơn 75,000 nhân lực cho ngành kế toán, nhằm bù đắp cho việc dân số Canada già hóa, ước tính đến năm 2024 sẽ có 45,000 kế toán viên về hưu. Ngoài ra, kế toán cũng thuộc nhóm ngành nghề được ưu tiên định cư tại Canada, hầu hết các vị trí đều thuộc NOC B trở lên, rất phù hợp cho các bạn có định hướng định cư tại Canada sau này.

Bên cạnh đó, mức lương dành cho nhân viên Kế toán tại Canada khá ổn. Cụ thể sinh viên mới ra trường sẽ nhận được khoảng từ $40.000 – 60.000/năm, vị trí quản lý (trưởng phòng) từ $70,000 – 100,000/năm (Theo Neuvoo).

Một điểm cộng nữa của ngành kế toán và tài chính đó là chương trình học luôn dựa trên kiến thức thực tế cuộc sống. Từ những thứ nhỏ nhất như lập bảng cân đối, cân đối nợ và có, quản lí dòng tiền, sử dụng các phần mềm kế toán để nhập dữ liệu, cho đến giải quyết các case study, phỏng vấn các nhân viên ngân hàng, tư vấn tài chính cho khách hàng… đều là một phần nhiệm vụ của kế toán viên sau khi các bạn tốt nghiệp, giúp cho việc hòa nhập với môi trường làm việc thật ở Canada có phần dễ dàng hơn.

Chúng mình hi vọng rằng một số ít những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn du học sinh có cái nhìn rõ hơn về cơ hội ngành nghề và các hướng đi cụ thể của nhóm ngành Finance tại Canada. Nếu có bất kì thắc mắc hoặc muốn bên mình review thêm về ngành nghề gì, các bạn hãy liên hệ trực tiếp với FX International theo thông tin bên dưới nhé.

Đọc thêm bài NGÀNH MARKETING TẠI CANADA – REVIEW tại ĐÂY!

Liên hệ FX International để được tư vấn miễn phí và lựa chọn diện định cư phù hợp với từng trường hợp!

Đăng ký tư vấn